Skype

Trong quá trình tìm tư liệu về chủ đề Net Zer tỷ lệ cược ma cao

【tỷ lệ cược ma cao】Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 1.

Trong quá trình tìm tư liệu về chủ đề Net Zero, tôi phát hiện một xu hướng tiêu dùng mới ở TP.HCM là uống cà phê bằng ly được làm từ bã cà phê. Vốn là người thích và uống cà phê mỗi sáng nên tôi tự lên lịch cho mình một cuộc hẹn với ly cà phê như thế. Vì là xu hướng mới xuất hiện khoảng nửa năm nay nên những nơi có sản phẩm này thật sự chưa nhiều. Nhưng tôi cũng tìm thấy một điểm đến khá nổi tiếng ngay trung tâm thành phố - khách sạn New World. Để chắc chắn, tôi cũng liên lạc qua điện thoại trước khi đến. Khách sạn 5 sao từng đón Tổng thống Mỹ này có không gian sang trọng dành cho cà phê ngay bên phải lối vào. Quầy pha chế đặt ở giữa và cạnh đó bên tay trái là khu trưng bày sản phẩm gồm các loại bánh ngọt và… ly làm từ bã cà phê tái chế cũng được trưng bày như một món hàng.

Khi tôi vừa bước vào và cầm chiếc ly lên, một nhân viên niềm nở: "Ly này được làm từ bã cà phê ạ. Đây là sản phẩm mới bên em, thân thiện môi trường và có thể tái sử dụng nhiều lần. Đặc biệt hơn, khi mang ly này đến trong những lần tiếp theo, khách hàng sẽ được giảm giá 15%". Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, giám sát pha chế, cho biết sản phẩm và dịch vụ này ra đời khoảng nửa năm nay. Mỗi ngày có khoảng vài chục ly được bán ra. Nhiều khách lưu trú ở đây cũng mua về làm kỷ niệm hoặc làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Theo chị Ngân, bã cà phê sau khi pha chế thay vì bỏ vào thùng rác sẽ được nhân viên lưu giữ lại, hai lần một tuần, đối tác sẽ đến thu gom và đưa đi tái chế. Sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn để dùng đựng thực phẩm. Về cơ bản giống như một ly nhựa bình thường nhưng làm từ bã cà phê. Điều này giúp khách hàng có trải nghiệm mới lạ hơn khi thưởng thức cà phê. Bên cạnh đó cũng giúp khách sạn giảm được một phần rác thải, góp phần bảo vệ môi trường và tạo thêm sản phẩm ý nghĩa.

Gọi một ly cà phê đúng gu, được đựng trong ly làm từ bã cà phê khiến tôi có cảm giác ly cà phê đến 200% cà phê. Đây cũng là ly cà phê "xanh" nhất mà tôi từng uống vì nó gần như chẳng thải bỏ gì để làm hại môi trường. Đó là lý do tôi quyết tâm tìm đến chủ nhân của ly cà phê đặc biệt này.

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 3.

Bã cà phê sau sử dụng được tập kết để trở thành nguyên liệu chuẩn bị cho một vòng đời mới

Đơn vị tạo ra "cuộc sống thứ hai" cho bã cà phê chính là Công ty CP Veritas VN - doanh nghiệp khởi nghiệp với tên thương mại là AirX. Anh Lê Thanh, CEO công ty là người vài năm trước thu hút sự quan tâm của báo chí và các nhà đầu tư ở chương trình gọi vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua sản phẩm giày làm từ bã cà phê. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, anh Thanh cũng tham gia làm khẩu trang từ bã cà phê.

Anh Thanh cho biết, trung bình một khách sạn hay quán lớn mỗi tháng cung cấp cho Veritas từ 300 - 500 kg bã cà phê. Sau khi sấy khô, trọng lượng còn khoảng một nửa. Nguyên liệu sẽ được xử lý và phối trộn theo tỷ lệ gần 1:1 với nhựa gốc dầu mỏ để tạo ra hạt như sinh học.

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 4.

Hạt nhựa sinh học từ nguyên liệu bã cà phê

Theo định nghĩa phổ biến ở Nhật cũng như nhiều nước phát triển thì nhựa sinh học là sản phẩm có thành phần nguyên liệu sinh học trên 50%. Một ký hạt nhựa thường tạo ra được 6 cái ly, nếu 300 kg nguyên liệu có thể tạo ra được khoảng 1.800 cái ly. Không chỉ làm ra ly cà phê, từ hạt nhựa đó chúng ta có thể làm ra đủ loại sản phẩm khác nhau. Ngoài bã cà phê, công ty cũng đang sử dụng nhiều nguyên liệu nguồn gốc thực vật như bã mía, bã bia, rơm, trấu, tre hay bột gạo, bột mì… tùy theo nhu cầu của khách hàng.

"Hiện tại, xu hướng này chỉ mới phát triển và cần thêm thời gian để lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng. Thường trong suy nghĩ của chúng ta cái gì thân thiện với môi trường đều có giá không rẻ. Nhưng tôi có thể khẳng định sản phẩm nhựa của AirX đang rẻ hơn nhựa gốc dầu 20%", anh Thanh khẳng định.

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 3.

Chia sẻ câu chuyện từ sản xuất giày chuyển sang làm nhựa sinh học, anh Thanh kể: Khi mới khởi nghiệp, anh chỉ thích nhìn thấy sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng vì muốn mọi thứ trọn vẹn như suy nghĩ của mình. Nhưng thực tế, khi tham gia sâu vào chuỗi giá trị thì quá dài và rộng mà nguồn lực của một doanh nghiệp khởi nghiệp không thể kham nỗi. Hơn nữa, làm nguyên liệu sinh học là lĩnh vực mới không chỉ ở VN mà cả các nước phát triển trên thế giới; nên cần có nhiều sự đầu tư về mọi mặt. Sau đó lại gặp trúng đại dịch Covid-19, nên thật tình là mọi thứ không được như mong muốn. Những điều đó buộc anh phải tự soi lại và chọn hướng phát triển sao cho phù hợp với xu hướng và năng lực cốt lõi của mình.

Trong quá trình đó, anh Thanh nhận thấy xu hướng của thế giới là người tiêu dùng hướng đến việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, nguồn gốc sinh học và có thể tái tạo. Thứ hai, ở VN thời gian qua, xu hướng này chỉ mới phổ biến nên khả năng phát triển lớn. Thêm vào đó, ở VN phần lớn sự quan tâm chuyển đổi mới tập trung vào khu vực năng lượng với điện gió và điện mặt trời còn lĩnh vực nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức. Thứ ba là năng lực cốt lõi cũng như đam mê của AirX là nguyên liệu sinh học. Chính vì vậy, từ năm 2019, anh Thanh và các cộng sự quyết định chỉ tập trung vào lĩnh vực nguyên liệu sinh học. AirX cung cấp hạt nhựa sinh học cho các đối tác là các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi từ nguyên liệu truyền thống sang nguyên liệu xanh. Một trong những nhóm đối tượng mà AirX hướng đến là các doanh nghiệp trong ngành da giày. Vì đế giày là sản phẩm gây ô nhiễm môi trường rất cao và có nhu cầu chuyển đổi mạnh nhất, đặc biệt là các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 4.

Các loại hạt nhựa sinh học

Trong quá trình phát triển nhựa sinh học, những đối tác ở khu vực gia dụng và dịch vụ có nhu cầu giảm phát thải và rác thải. Họ đến với AirX để tìm giải pháp giúp tái chế rác, cụ thể như bã cà phê. Đây là việc đơn giản với AirX nhưng không thể tái chế xong trả lại cho họ hạt nhựa thô mà phải làm ra sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng là cái ly, chén, cây lược, bàn chải…

"Vậy là ly cà phê từ bã cà phê ra đời. Giá trị của từng hợp đồng này không lớn nhưng mang lại nguồn thu nhanh và tạo hiệu ứng lan tỏa lớn. Vì đây là xu hướng sống xanh mà xã hội đang hướng đến. Từ giữa năm ngoái đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ lĩnh vực này đã tăng gấp đôi. Nếu tất cả các khách sạn và chuỗi quán cà phê lớn ở thành phố này đều tham gia thì ý nghĩa về môi trường và kinh tế là rất lớn", anh Thanh kỳ vọng.

Theo anh Thanh, sự thành công của nhựa sinh học AirX là nâng tỷ lệ nguyên liệu sinh học từ 30 - 40% lên tới mức 80 - 90%, thậm chí 100% nếu khách hàng có yêu cầu. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế. Chúng ta biết nhựa truyền thống gốc dầu mỏ có giá thành khoảng 24.000 đồng/kg và nguyên liệu phải nhập khẩu. Trong khi đó, nguyên liệu sinh học như: bã cà phê, bã mía, bã bia, rơm, trấu, tre… rẻ hơn rất nhiều, phổ biến vì 1.000 - 2.000 đồng/kg. Việc nâng được tỷ lệ nguyên liệu sinh học lên 80% sẽ giúp giá thành nhựa sinh học của AirX giảm xuống rất nhiều. Hiện bình quân sản phẩm của AirX đang rẻ hơn nhựa gốc dầu của thị trường 20%.

Anh Thanh cho biết, Veritas không phải là đơn vị duy nhất trên thế giới thành công với việc sản xuất nhựa sinh học với tỷ lệ cao như thế; có một vài doanh nghiệp ở châu Âu, đặc biệt là Đức cũng làm được. Tuy nhiên, nếu so với Veritas sản phẩm sản xuất ở châu Âu lại không cạnh tranh được vì chi phí sản xuất của họ cao hơn ở VN. Bởi VN là một đất nước nông nghiệp, có lợi thế lớn về nguyên liệu sinh học dồi dào mà ngày trước còn bị xem là rác thải. Gần đây, chúng mới được xem là phụ phẩm và dùng làm nguyên liệu đốt, viên nén gỗ, than hoạt tính…

"Nhưng bã mía, rơm hay trấu nếu dùng làm viên nén gỗ giá trị kinh tế không cao, khi đốt sẽ sinh ra carbon làm ô nhiễm không khí. Trong khi, nếu xử lý và biến thành nguyên liệu sinh học và nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất thì sẽ có cuộc sống thứ hai và giá trị tăng lên rất nhiều. Quan trọng hơn, lượng carbon mà nó hấp thụ khi còn là cái cây, cọng cỏ hay cái hạt vẫn được lưu giữ lại trong sản phẩm, không bị trả ngược lại ra môi trường. Đây chính là ý nghĩa về mặt môi trường của sản phẩm cân bằng carbon" - anh Thanh nói.

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 6.
Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 7.

Anh Thanh chia sẻ: "Khi phát triển sản phẩm này, chúng tôi có áp dụng phương thức đánh giá vòng đời sản phẩm thì 1kg nhựa chiếm 80% nguyên liệu sinh học của AirX có thể thu giữ tới 1,4kg CO2. Nếu sắp tới VN hoàn thành khung pháp lý về thị trường carbon hoặc AirX xuất khẩu hạt nhựa này ra nước ngoài thì hoàn toàn có thể tính đến việc bán hạt nhựa kèm bán tín chỉ carbon. Điều đó đồng nghĩa giá thành nhựa nguyên liệu sinh học này càng rẻ hơn và giá trị sản phẩm sẽ tăng".

Để có thể trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này, điều quan trọng là khao khát dấn thân vào những lĩnh vực mới. Bên cạnh đó là không ngừng học hỏi, đặc biệt từ thực tế và các đối tác, từ thị trường. Anh Thanh kể, trước khi chuyển hướng chuyên sâu vào nguyên liệu, sản phẩm nhựa sinh học của AirX cũng như nhiều đơn vị khác trên thị trường mới đạt tỷ lệ sinh học 30 - 40%.

"Mình may mắn có các đối tác Nhật Bản đầu tư ở VN có nhu cầu chuyển đổi sang nguyên liệu xanh nhưng nếu nhập nguyên liệu từ Nhật thì giá thành rất cao, còn sản phẩm VN thì chưa đạt tiêu chuẩn. Chính vì vậy họ yêu cầu AirX làm sao nâng được tỷ lệ thành phần sinh học lên trên 50%, thì khi đó sản phẩm mới được coi là nhựa sinh học. Vậy là để bán được hàng không còn cách nào khác tập trung nguồn lực đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm theo yêu cầu của họ" - anh Thanh chia sẻ.

Người tái sinh những vòng đời cho bã cà phê - Ảnh 8.

Khi đã tìm ra được công thức chung để đạt được tỷ lệ nguyên liệu sinh học trên 50% theo tiêu chuẩn của khách hàng thì câu chuyện mở ra nhiều hướng. Vì mỗi khách hàng lại những nhu cầu riêng biệt, AirX phải lắng nghe khách hàng mong muốn, nhu cầu, mục tiêu của họ và làm theo đặt hàng cũng như phản hồi của họ. Điều may mắn là họ cũng kiên nhẫn hợp tác và góp ý phản hồi qua lại vì tất cả đều là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Có khách hàng làm việc gần 2 năm thì công thức đó mới hoàn chỉnh. "Họ sẵn sàng chờ và thậm chí tài trợ kinh phí để mình cải thiện công thức nguyên liệu. Họ buộc phải làm như vậy vì khách hàng đầu cuối của họ có nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm xanh" - anh Thanh nói.

Khi đã đạt được công thức thành phần nguyên liệu trên 50% rồi nhưng anh Thanh vẫn chưa muốn dừng lại và tiếp tục đẩy lên 80 - 90% để tối ưu hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh. "Nâng được lên tỷ lệ này là điều vô cùng khó khăn và tôi đã mất quãng thời gian hơn 3 năm trời với chi phí đã bỏ ra hơn 1 triệu USD, kèm theo đó là không biết bao nhiêu lần thất bại. Phải làm đi làm lại rất rất nhiều lần và không nhớ được đã tốn bao nhiêu vật liệu để tìm ra được những hệ vật liệu mà chúng có thể "nói chuyện" được với nhau, sản xuất ổn định quy mô công nghiệp", anh Thanh nói.

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap